Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 3

    Hôm nay: 26

    Đã truy cập: 390690

Những nhiệm vụ trong năm của công tác kiểm tra, giám sát ở tổ chức Đảng cơ sở

Hằng năm, trên cơ sở quy định của Điều 30 và Điều 32 Điều lệ Đảng về chức năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cơ sở đảng thực hiện những công việc chính như sau:

Hằng năm, trên cơ sở quy định của Điều 30 và Điều 32 Điều lệ Đảng về chức năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cơ sở đảng thực hiện những công việc chính như sau:

1. Xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát.

- Đối với Đảng bộ cơ sở:

Xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy (Mẫu số 01).

- Đối với chi bộ cơ sở:

Xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ (Mẫu số 02).

Mẫu biểu và cách thức xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát có thể tham khảo thêm tại bài trao đổi nghiệp vụ về hướng dẫn xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát tại Website này.

2. Tổ chức thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát đã xây dựng.

Trong năm, căn cứ vào chương trình công tác kiểm tra, giám sát đã xây dựng hoặc nhiệm vụ do cấp ủy giao, cấp ủy (hoặc UBKT đảng ủy) tổ chức thực hiện những nội dung công việc mà chương trình công tác đã xây dựng.Để tổ chức thực hiện 01 cuộc kiểm tra (hoặc giám sát) theo chuyên đề thì cấp ủy (hoặc UBKT đảng ủy) cần thực hiện những bước sau:

* Bước 1: Chuẩn b

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra (hoặc giám sát) với đầy đủ những nội dung như:

+ Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm tra (hoặc giám sát);

+ Đối tượng kiểm tra (hoặc giám sát);

+ Nội dung kiểm tra (hoặc giám sát);

+ Thời gian, địa điểm kiểm tra (hoặc giám sát);

+ Xây dựng đề cương những nội dung cần kiểm tra (hoặc giám sát) để đối tượng kiểm tra (hoặc giám sát) chuẩn bị trước báo cáo bằng văn bản.

- Ra quyết định thành lập tổ kiểm tra (hoặc giám sát). Riêng đối với Ủy ban Kiểm tra thì không nhất thiết phải có Quyết định thành lập tổ vì Ủy ban Kiểm tra cơ sở thường có 3 ủy viên. Đối với đơn vị có 5 ủy viên thì phải có quyết định thành lập tổ.

- Tổ kiểm tra (hoặc giám sát) phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chuẩn bị văn bản, tài liệu phục vụ kiểm tra (hoặc giám sát).

- Gửi đề cương yêu cầu đối tượng được kiểm tra (hoặc giám sát) chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và cung cấp các tài liệu có liên quan gửi cho tổ.

* Bước 2: Tiến hành kiểm tra (hoặc giám sát)

- Tổ kiểm tra (hoặc giám sát) làm việc với đối tượng được kiểm tra (hoặc giám sát) để triển khai kế hoạch, quyết định kiểm tra (hoặc giám sát); nhận báo cáo và các tài liệu có liên quan; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần).

- Tổ kiểm tra (hoặc giám sát) chuẩn bị dự thảo báo cáo kiểm tra (hoặc giám sát).

- Tổ chức họp chi ủy (đối với chi bộ có chi ủy) hoặc chi bộ (đối với chi bộ không có chi ủy) đề nghe đối tượng được kiểm tra (hoặc giám sát) báo cáo; tổ kiểm tra (hoặc giám sát) thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát); hội nghị thảo luận thống nhất nội dung kết luận.

* Bước 3: Kết thúc

- Tổ kiểm tra (hoặc giám sát) báo cáo với cấp ủy về kết quả kiểm tra (hoặc giám sát), nếu có dấu hiệu vi phạm thì đề nghị chi bộ hoặc ủy ban kiểm tra đảng ủy xem xét, quyết định.

- Thông báo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát) bằng văn bản đến đối tượng được kiểm tra (hoặc giám sát).

- Rút kinh nghiệm; lập và lưu trữ hồ sơ. (Mẫu hồ sơ cuộc kiểm tra (3), Mẫu hồ sơ cuộc giám sát (4)

3. Báo cáo cấp ủy cấp trên về kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Hằng năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở phải báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về BTV Đảng ủy Khối (qua UBKT Đảng ủy) gồm những loại báo cáo sau:

- Báo cáo quý: bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng ở đơn vị mình (Mẫu báo cáo 5).

- Báo cáo tổng kết năm: bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm và phương hướng nhiệm vụ của năm tới. (Mẫu báo cáo 6).

- Báo cáo thống kê: 6 tháng, 1 năm cấp ủy cơ sở báo cáo số liệu thống kê tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng (Biểu mẫu số 7) Chú ý:

+ Báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm: Thời gian báo cáo từ số liệu gối của năm trước cho đến ngày 30/5 hằng năm. Nộp về UBKT Đảng ủy khối trước ngày 05/6 hằng năm.

+ Báo cáo thống kê năm: Chốt số liệu báo cáo cho đến ngày 30/11 và nộp về UBKT Đảng ủy Khối trước ngày 5/12 hằng năm.

+ Ngoài ra, hằng năm, căn cứ vào chương trình chung, cấp ủy cấp trên có thể yêu cầu cấp ủy cơ sở báo cáo thêm những nội dung kiểm tra, giám sát theo chuyên đề.

4. Các nhiệm vụ như: kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết tố cáo; giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng; xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật đảng sẽ tổ chức thực hiện khi có phát sinh./.

Trần Thị Hồng Trang - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối.

Bản quyền sử dụng © Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Hoàng Mạnh Cường - Bí thư - Trưởng ban Biên tập.

Địa chỉ: 35 Hà Văn Mao - Phường Ba Đình - Thành phố Thanh Hóa - Điện thoại: 02373.720.557 - Email: dkcqdnthanhhoa@gmail.com

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa